NHỮNG BẤT CẬP ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG THANH LONG XUẤT KHẨU

Hiện nay, Thanh long xuất khẩu đã và đang được trồng rộng rãi ở các tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang,… không chỉ phát triển về số lượng quy mô mà chất lượng ngày càng được nâng cao.

Tuy phát triển nhanh, thị trường thanh long xuất khẩu ngày càng được mở rộng song song đó nhiều nhà vườn vẫn gập rất nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra cho nông sản của mình bởi:

  1. Sản xuất thanh long ồ ạt:

Cây Thanh long thuộc họ xương rồng có khả năng chống chịu hạn tốt. Trồng được trên nhiều loại đất khác nhau như: đất cát, đất sét, đất phèn,…

Hiện nay cây Thanh long là cây ăn quả có lợi thế của Việt Nam, có giá trị xuất khẩu kim ngạch cao. Dễ trồng và có thể rải nhiều vụ trong năm nên cây Thanh long Việt Nam được đưa vào sản xuất ồ ạt và khai thác quá sức. Dẫn đến nguồn cung ứng thì rất nhiều nhưng lượng cầu sử dụng lại hạn chế. Từ đó, các thương lái, các cơ sở thu mua có lý do chèn ép. Giảm giá Thanh long đưa người nông dân vào thế bị động chịu đủ vốn thậm chí lỗ cho các vụ.

thanh long xuất khẩu
Hình 1: Bất cập trong thị trường xuất khẩu Thanh long

a/ Mầm bệnh làm giảm năng suất, chất lượng trái Thanh long.

Do phải mang trái nhiều vụ liên tiếp cả mùa thuận lẫn mùa nghịch lại không được bổ sung dinh dưỡng kịp thời và cân đối. Nên cây Thanh long có hiện tượng thiếu dinh dưỡng, cành teo tóp, xuất hiện vàng cành, tần xuất và các chủng loại sâu bệnh hại ngày càng nhiều. Đặc biệt vào mùa mưa một số bệnh như thán thư, đóm nâu, thối trái. Gây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và phẩm chất trái cho các vụ về sau.

thanh long xuất khẩu
     Hình 2: Bệnh thán thư       
thanh long Việt Nam
    Hình 3: Bệnh đóm nâu

 

 

 

 

 

 

 

                                                                                

b/ Vấn đề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)

Việc quá lạm dụng một số hợp chất kích thích sinh trưởng (có chứa GA3, GA4, GA7, Cytokinin, NAA,…) trên cây. Thanh long cũng góp phần làm suy kiệt sức lực của cây. Chất kích thích sinh trưởng  không phải là dinh dưỡng. Nếu dùng nó quá nhiều mà không bổ sung kịp thời các chất dinh dưỡng cho cân đối thì cây sẽ bị kiệt sức. Giảm tính chống chịu với sâu bệnh hại và điều kiện thời tiết bất lợi.

Sử dụng không tuân thủ theo nguyên tắc 4 Đúng những loại thuốc BVTV, phân bón lá đã làm cho cành. Rễ Thanh long xuất khẩu bị suy và trái thanh long mau hư khó bảo quản và vận chuyển đi xa. Cũng do sử dụng nhiều lần trên nhiều dạng loại thuốc đã tiêu diệt nhiều loại thiên địch. Từ đó đã phá vỡ “thế cân bằng sinh học tự nhiên”.

Vấn đề nông sản dư lượng thuốc BVTV cũng là một bất cập gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Sức khỏe người tiêu dùng nên sẽ mất đi một số thị trường khó tính.

c/ Mô hình sản xuất thanh long không phù hợp

Vấn đề trồng Thanh long Việt Nam trên địa hình đất trũng thấp hiện đang rất phổ biến, tại đó. Mực thủy cấp nông, khó thoát nước vào mùa mưa lũ. Thiết kế vườn không có hệ thống thoát  nước. Không phù hợp với đặc điểm không chịu úng của cây thanh long làm cho bộ rễ thiếu oxy. Dẫn đến phát triển kém, cành ốm yếu, chống chịu  với sâu bệnh yếu, chất lượng và năng suất trái thấp.

Phát triển vườn Thanh long xuất khẩu còn mang tính tự phát không có thiết kế, quy hoạch khoa học. Đặc biệt hiện nay cây Thanh long xuất khẩu đã tràn về vùng phèn Đồng Tháp Mười. Vấn đề nghiên cứu tính thích nghi. Tính chống chịu phèn và úng của Thanh long cần được đặt ra hết sức cấp bách. Để cảnh báo cho người trồng Thanh long xuất khẩu.

Trong khi đó, Thanh long Bình Thuận đa số trồng trên đất bạc màu nhưng canh tác thiếu phân hữu cơ. Bón quá nhiều phân hóa học làm đất thêm bạc màu. Hệ vi sinh vật đất có lợi kém phát triển, sức đề kháng của cây rất yếu.

d/ Các thị trường “khó tính”

Mặc dù trái Thanh long Việt Nam đã được xuất khẩu tới 14 quốc gia trên thế giới. (Chiếm từ 80-85% sản lượng) nhưng chủ yếu vẫn là các nước châu Á mà Trung Quốc chiếm thị phần lớn. Chưa có khả năng mở rộng thị trường sang khu vực châu Âu (Đông Âu,  Tây Âu) và Nhật Bản.

Châu Âu là thị trường bán được giá cao nhưng là những khách hàng khó tính. Trong lúc đó trái Thanh long xuất khẩu của ta còn quá nhiều tồn tại. Nhất là còn xuất hiện những vết bệnh (do nấm và vi khuẩn). Sự dư lượng thuốc BVTV trên trái làm cho quá trình tồn trữ, vận chuyển xa. Nhất là chuyên chở bằng tàu thủy, khi đến thị trường châu Âu tỷ lệ trái bị hư hỏng quá lớn.

Vấn đề xúc tiến thương mại của Việt Nam ở các nước châu Âu chưa được quan tâm. Người dân châu Âu hầu như chưa hiểu biết gì nhiều về trái Thanh long (thậm chí họ coi Thanh long như một trái xương rồng hoang dại nên rất ngại khi được mời dùng thử).

e/ Chưa xây dựng được một thương hiệu thanh long uy tín, bền vững

Việc để xây dựng được thương hiệu mạnh cho Thanh long Việt Nam vẫn chưa được đầu tư thích đáng cả về tiêu chuẩn và quy chuẩn về chất lượng trái Thanh long xuất khẩu.Còn tồn tại khá nhiều các nhãn hiệu Thanh long cùng xuất xứ tại Việt Nam.

Vì vậy, để phát triển Thanh long một cách bền vững. Ngoài các giải pháp quản lý dịch hại trên cây thanh long, cần tăng cường hơn nữa. Công tác quản lý theo hướng liên kết giữa doanh nghiệp và các tổ chức nông dân hoặc xây dựng các hợp tác xã về mặt hàng này để hướng đến sự bền vững hơn trong tương lai.

Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu phát triển thị trường trong và ngoài nước để tiêu thụ Thanh long xuất khẩu. Các thị trường đã phát triển tốt thì tiếp tục giữ vững. Các thị trường khó tính tiếp tục tìm hiểu thị hiếu và nhu cầu để tìm kiếm cơ hội hợp tác.

Những thông tin trên là những quan điểm cá nhân nên còn nhiều sai xót.

Nếu có thắc mắc cũng như muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan đến cây Thanh long vui lòng xem thêm ở trang Thanhlongvietnam.vn

Cảm ơn!

Xem thêm: Thanh long giảm giá sâu bất ngờ, Sau khi tăng cao ngất ngưởng 

Xem thêm: Nhà cung cấp Thanh Long Ruột Đỏ Long An 

 

Tiểu Thanh – Thanh Long Việt

13 thoughts on “NHỮNG BẤT CẬP ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG THANH LONG XUẤT KHẨU

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *