BỆNH ĐÓM NÂU TRÊN THANH LONG

Để đảm bảo năng suất, chất lượng sạch, an toàn cho trái thanh long cần lưu ý việc quản lí tốt mầm bệnh đóm nâu trên cây. Thanh long có rất nhiều loại bệnh: thán thư, thối trái do vi khuẩn, ruồi đụt quả, nám cành, vàng cành,.. trong đó bệnh đóm nâu được xem là rất nguy hại trên diện rộng đặc biệt là vào mùa mưa như hiện nay.

1. Nguyên nhân, cơ chế gây bệnh

Nguyên nhân: Do nấm Neoscytalidium dimidiatum (Penz) Crous & Slipper  gây ra.

Thời gian phát bệnh đóm nâu và cơ chế gây bệnh. Bệnh đóm nâu gây hại chủ yếu vào mùa mưa, ẩm độ càng cao thì bệnh phát triển càng mạnh. Bào tử nấm tồn tại trong đất, xác bã thực vật rất lâu. Khi gặp điều kiện thuận lợi thì bệnh sẽ lây lan nhanh qua gió, mưa bão, nước, dụng cụ cắt tỉa,… sau đó xâm nhập vào mô gây hoại tử, gây hại trên cả thân, cành, quả,…

2. Triệu chứng bệnh

Bệnh đóm nâu gây hại trên cành non, nụ bông, trái non và trái ở giai đoạn chuẩn bị thu hoạch.

Khi bệnh mới xuất hiện. Vết bệnh có dạng chấm nhỏ li ti màu trắng, hơi lõm vào bề mặt bẹ hoặc trái (sau 3-4 ngày).

Bệnh đóm nâu
Hình 1: Vết bệnh xuất hiện

Sau đó, vết bệnh sẽ chuyển sang dạng chấm nhỏ màu cam ở vị trí trung tâm được bao bọc bởi vòng tròn màu vàng (10-12 ngày).

Và sau 18-20 ngày vết bệnh dần nổi lên thành đốm tròn màu nâu.

Trường hợp bệnh nặng các vết bệnh sẽ liên kết nhau thành những mảng lớn sần sùi bề mặt cành, có thể gây thối từng mảng lớn. Còn đối với quả làm giảm giá trị thương phẩm nghiêm trọng.

Bệnh đóm nâu
  Hình 3: Bệnh gây hại trên quả
Bệnh đóm nâu
  Hình 2: Bệnh gây hại trên cành 

 

 

 

 

 

 

 

3. Phương thức lây lan

Bệnh phát triển mạnh và lây lan nhanh trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, ẩm độ không khí cao.

Bệnh phát sinh gây hại nặng hơn trên những vườn thanh long bón nhiều đạm, sử dụng nhiều chất kích thích sinh trưởng.

Bệnh đốm nâu cây thanh long lây lan chủ yếu qua hom giống, tàn dư cây bệnh và các sản phẩm của thanh long.

Bào tử nấm phát tán, lây lan nhờ gió, dòng nước chảy và qua một số loài sinh vật (một số loài ốc sên, côn trùng).

Biện pháp phòng trừ

4. Biện pháp canh tác

Vệ sinh đồng ruộng, dụng cụ lao động. Là biện pháp quan trọng, ưu tiên hàng đầu và bắt buộc phải thực hiện thường xuyên. Tỉa bỏ tất cả cành, nụ hoa, trái bị bệnh tập trung và mang ra khỏi vườn để tiêu hủy. Tuyệt đối không được vứt bỏ bừa bãi sẽ tạo điều kiện cho bệnh lây lan.

Không nên để cành non trong mùa mưa, cắt tỉa cành già hợp lí tạo độ thông thoáng, giảm nơi tích lũy nguồn bệnh.

Không nên tưới nước và tán cây mùa mưa cũng như chiều tối vì sẽ tạo điều kiện ẩm độ cho bào tử nấm gây bệnh.

Không nên xử lý ra hoa trái vụ trên những vườn đang nhiễm bệnh. Cần điều chỉnh số lần xử lý ra hoa phù hợp tình hình sức khỏe, sinh trưởng của vườn cây. Tránh khai thác quá mức dẫn đến cây bị suy kiệt tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh dễ tấn công gây hại.

Không sử dụng nguồn giống từ các vườn đã nhiễm bệnh đốm nâu. Khi mua hom giống về nên để ở nơi riêng từ 3 – 5 ngày để quan sát xem có biểu hiện của bệnh đốm nâu không trước khi trồng.

Bệnh đóm nâu
Hình 4: Hom giống bị bệnh đóm nâu

Bón phân cân đối, tránh dư đạm, không sử dụng các chất kích thích sinh trưởng trong giai đoạn này Tăng cường kali, phân hữu cơ ủ hoai, một số nguyên tố trung lượng như Canxi, Magie, Silic,… để tăng sứ đề khán cho cây.

Nên vệ sinh dụng cụ, quần áo bảo hộ lao động sạch sẽ trước, trong và sau khi sử dụng. Lưu ý khử trùng dụng cụ cắt tỉa bằng cồn 70 độ để diệt mầm bệnh.

5. Biện pháp sinh học

Tăng cường sử dụng chế phẩm Trichoderma kết hợp phân hữu cơ hoai mục để tăng khả năng kiểm soát nấm bệnh trong đất. 1kg Tricoderma có thể trộn với 2-3 tấn phân chuồng, phân hữu cơ. Tuyệt đối không bón phân gà còn tươi.

6. Biện pháp hóa học

Sau khi cắt tỉa cành nhiễm nên phun thuốc trừ nấm gốc đồng để khử trùng. Lưu ý phun kỹ trong tán cây.
Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện bệnh sớm và có bệnh pháp trừ bệnh kịp thời. Trong mùa mưa. Sau những đợt mưa kéo dài cần chú ý kiểm tra bệnh để phun thuốc phòng bệnh sớm. Những vùng thường xuyên bị bệnh hại nặng cần phun phòng ngay sau khi hết đợt mưa kéo dài.

Hiện nay trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam chưa có thuốc đăng ký phòng trừ bệnh đốm nâu hại thanh long. Vì vậy tạm thời sử dụng các loại thuốc gốc đồng (Cuphous Oxide, Copper Hydroxide, Copper Sulfate) hoặc gốc Mancozeb để phun phòng trừ bệnh. Phun 7-10 ngày/ lần. Nên kết hợp với chất hỗ trợ dàn trải bề mặt (Siloxane Alkoxylate, Latex polymer blend, Siloxanepolyalkyleneoxide) để giúp thuốc lan tỏa tốt, gia tăng hiệu quả sử dụng.

Lưu ý khi sử dụng thuốc BVTV tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng” và tuyệt đối đảm bảo thời gian cách li ghi trên bao bì để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Những thông tin là những quan điểm cá nhân nên còn rất nhiều sai sót.

Nếu có thắc mắt hoặc muốn biết thêm các vấn đề liên quan đến cây thanh long vui lòng truy cập trang Thanhlongvietnam.vn

Cảm ơn!

Xem thêm: Nhà cung cấp Thanh Long Ruột Đỏ Long An 

Xem thêm: Dragon fruit exporting company

Tiểu Thanh – Thanh Long Việt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13 thoughts on “BỆNH ĐÓM NÂU TRÊN THANH LONG

  1. Thank you a lot for providing individuals with a very superb chance to discover important secrets from this website. It is often so fantastic and also jam-packed with a good time for me personally and my office acquaintances to search your blog at least three times weekly to find out the fresh guidance you have. And definitely, I’m so always satisfied considering the attractive creative concepts you serve. Certain 3 points in this article are clearly the most beneficial I’ve ever had.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *