Sức cạnh tranh Thanh long xuất khẩu

Giá trị xuất khẩu thanh long Việt Nam sau thời gian tăng trưởng cao và liên tục nhiều năm đạt mốc hơn 1 tỷ USD. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu thanh long đang giảm nhanh những năm vừa qua. Do thị trường xuất khẩu khó khan nên thanh long rớt khỏi nhóm tỷ USD, giữa doanh nghiệp với người dân cũng liên kết chưa bền vững.

Trong thời gian tới, mặt hàng thanh long nước ta dự báo sẽ gặp nhiều khó khan nế không có nhiều thay đổi. Điều này ảnh hưởng đến nhà cung cấp và nhà vườn.

Thanh long xuất khẩu rớt khởi nhóm tỷ USD

Thanh long xuất khẩu nhiều năm liền là mặt hàng chủ lực của ngành rau quả Việt Nam. Trong đó, thanh long liên tục ở mốc hơn 1 tỷ USD từ năm 2017 đến năm 2021. Từ năm 2022 đến nay, theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, giá trị xuất khẩu thanh long giảm mạnh. Rời khởi danh sách mặt hàng nông sản xuất khẩu tỷ đô của Việt Nam.

Các giai đoạn trái thanh long xuất khẩu

Từ năm 2010 đến năm 2011, giá trị xuất khẩu thanh long của nước ta tăng liên tục từ 57,15 triệu USD lên hơn 100 triệu USD. Năm 2018, giá trị thanh long xuất khẩu cao nhất đạt 1,270 tỷ đô.

Ông Trần Thanh Bình – Trưởng phòng Xuất nhập khẩu hàng nông lâm thủy sản, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) chia sẽ. Một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nên nông nghiệp Việt Nam là Rau quả. Tháng 8, năm 2023, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 3,55 tỷ USD, tăng 61,8% so với thời điểm cùng kỳ. Trong khi đó, năm 2022 giá trị xuất khẩu rau quả chỉ đạt 3,34%.

Thanh long vỏ vàng ruột trắng xuất khẩu

Cùng với các mặt hàng như chuối, sầu riêng, xoài, mít, thanh long là mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Tuy nhiên, năm 2022 giá trị thanh long xuất khẩu đã giảm xuống 663 triệu USD. Tiếp tục giảm đến tháng 8, năm 2023, giá trị thanh long mới đạt gần 450 triệu USD giảm 4,4% sơ với thời điểm cùng kì năm trước.

Nguyên nhân thanh long rớt khỏi nhóm tỷ đô

Thị trường xuất khẩu

Nguyên nhân chính là một số thị trường chủ yếu của Việt Nam trước đây như Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc…chưa trồng hoặc diện tích thanh long không nhiều. Tuy nhiên, các nước này hiện nay xác định thanh long là cây trồng chính và tập trung phát triển thành cây chủ lực.

Bên cạnh đó, thị trường nhập khẩu ngày càng có những điều kiện, yêu cầu nghiêm ngặt nhưng bà con nước ta chưa tuân thủ chỉ sản xuất theo kinh nghiệm.

Sản xuất mang tính chất nhỏ lẻ.

Cây thanh long hiện nay được trồng nhiều ở các tỉnh như Bình Thuận (50,73% diện tích cả nước), Tiền Giang (16,42%), Long An (15,15%) và một số địa phương khác.

Thanh long của Việt Nam hiện nay sản xuất nhỏ lẽ, phân tán thiêu tính liên kết nên chưa bám sát được nhu cầu thị trường về tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm.

Tính trên phạm vi 3 tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang có cơ cấu giống thanh long như sau:

  • Giống vỏ đỏ, ruột trắng: 55%
  • Giống vỏ đỏ ruột đỏ: 40%
  • Giống khác: 5%

Đồng thời, liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và người dân chưa bền vững. Các doanh nghiệp chưa tham gia trực tiếp vào chuỗi liên kết. Đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường lớn và cao cấp. Các cơ sở sơ chế, đóng gói và kho bảo quản còn thiếu và hạn chế công gnhệ.

Các yếu tố từ khí hậu gây phát sinh nhiều sâu bệnh, dịch hại ảnh hưởng thanh long. Giá phân bón tăng cao dẫn đến sức cạnh tranh giá thành, an toàn thực phẩm.

Fruit95 vượt qua thách thức ở phía trước

Fruit95 cùng phối hợp sản xuất với nhà vườn

Năm 2022, diện tích trồng thanh long trên cả nước là 55 nghìn hecta. Sản lượng 1,285  triệu tấn thuộc vào nhóm 8 loại trái cây có quy mô sản xuất lớn nhất cả nước.

Với quy mô sản xuất thanh long của nước ta. Fruit95 năm bắt cơ hội tổ chức tổ hợp với các nông hộ. Tạo liên kết chặt chẽ giữa cơ sở sơ chế và người trồng. Việc thu mua trên địa bàn được đảm bảo ổn định. Giá cả phù hợp tăng khả năng cạnh tranh và thị trường tiêu thụ cho thanh long xuất khẩu.

Hiện nay, yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm và mẫu mã thanh long xuất khẩu ngày càng nghiêm ngặt. Fruit95 tổ chức liên kết chặt chẽ với nông hộ. Cùng đặt ra các tiêu chuẩn sản xuất ngay từ giai đoạn đầu. Thanh long vỏ đỏ ruột đỏ hoặc ruột trắng có kích cỡ và mẫu mã đẹp, vị ngọt thanh. Sau khi thu hoạch trực tiếp tại nhà vườn, thanh long qua sơ chế, xử lý và đóng gói tại Fruit95. Fruit95 đã các hơn 8 năm kinh nghiệm  thanh long xuất khẩu chính ngạch. Các thị trường Mỹ, Úc, New Zealand, Malay, EU, Trung Quốc,… và tiêu dùng trong nước.

Thanh long Việt Nam xuất khẩu chính ngạch

Các yếu tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh thanh long xuất khẩu

Bên cạnh đó, chúng ta biết tận dụng điều kiện từ thiên nhiên. Như đất đai, khí hậu phù hợp phát triển thanh long hàng hóa. Lợi thế sản xuất thanh long rải vụ nhờ áp dụng kỹ thuật chong đèn thu hoạch quanh năm. Hơn nữa, hình thành các vùng trồng thanh long tập trung. Tạo điều kiện cho bà con áp dụng khoa học kỹ thuật. Tổ chức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Giúp tăng khả năng cạnh tranh cho mặt hàng xuất khẩu này

Mặc dù vậy, hiện nay diện tích trồng thanh long một số nước thời gian qua có xu hướng tăng. Đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ, nên nhu cầu nhập khẩu sản phẩm này hạn chế.

Giai đoạn 2025-2030, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo. Các địa phương ổn định diện tích thanh long. Dự định, diện tích thanh long vào khoảng 60.000 đến 65.000 ha. Duy trì sản lượng từ 1,3 đến 1,5 triệu tấn.

Do vậy, Fruit95 phối hợp cùng người trồng tập trung nổ lực cải thiện nâng cao chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu.

Xem thêm:

5 thoughts on “Sức cạnh tranh Thanh long xuất khẩu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *